Nguyên nhân khí hư màu hồng những biểu hiện và lưu ý
Khí hư màu hồng thường là hiện tượng không quá đáng ngại, nhưng đôi lúc nó lại là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như mất cân bằng nội tiết tố hoặc nhiễm trùng…
Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Đông Y Hằng Thu tìm hiểu nguyên nhân khiến dịch âm đạo có màu hồng nhé!
Điểm mặt 14 nguyên nhân khiến âm đạo ra khí hư màu hồng
Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc, âm đâọ ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì và nguyên nhân do đâu. Theo các chuyên gia sức khỏe, khí hư màu hồng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
1. Báo hiệu thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc kỳ kinh
Nếu bạn thấy khí hư có màu hồng vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc kỳ kinh thì đừng vội lo lắng. Bởi lẽ đây là lúc máu kinh chỉ vừa mới chảy hoặc đang chảy ít lại. Lượng máu kinh ít có thể bị pha loãng với các chất dịch âm đạo khác và chuyển thành màu hồng.
Xem thêm: Viên đặt phụ khoa đặc trị viêm lộ tuyến Viên đặt phụ khoa LT Plus Hằng Thu đặc trị Viêm Lộ Tuyến Hằng Thu đặc trị viêm lộ tuyến độ 1, viêm lộ tuyến độ 2, 3 đều khỏi
2. Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều cũng có thể khiến khí hư có màu hồng. Nếu thời gian hành kinh ngắn, kéo dài dưới 2 ngày, máu kinh sẽ xuất hiện dưới dạng đốm máu và có màu hồng thay vì màu đỏ.
Những thay đổi về cân nặng, tuổi tác hoặc căng thẳng đều có thể khiến chu kỳ kinh của bạn trở nên bất thường. Bạn có thể tìm hiểu 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà an toàn, hiệu quả để khắc phục tình trạng này.
3. Mất cân bằng hormone
Nồng độ estrogen thấp có thể khiến âm đạo tiết dịch màu hồng, kể cả khi bạn chưa đến ngày hành kinh. Nội tiết tố estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu nồng độ hormone này bị thiếu hụt, niêm mạc tử cung có thể bị bong ra bất thường, dẫn đến xuất huyết nhẹ gây chảy dịch màu hồng từ âm đạo.
Các dấu hiệu khác của tình trạng thiếu hụt estrogen bao gồm:
- Bốc hỏa
- Mất ngủ
- Tâm trạng thay đổi thất thường hoặc trầm cảm
- Khó tập trung
- Loãng xương
- Tăng cân
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Khí hư màu hồng do sử dụng biện pháp tránh thai
Việc bắt đầu sử dụng hoặc chuyển qua dùng các phương pháp tránh thai nội tiết có thể gây mất cân bằng estrogen. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng tiết dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu.
Sản phẩm: Điều Kinh HT Hằng Thu hỗ trợ điều trị các vấn đề đau bụng kinh, đã chứng minh nhiều người dùng đã đỡ và khỏi đau bụng kinh, Điều hoà kinh nguyệt, kinh không đều, mất kinh, u nang, u sơ, chữa chậm con, chữa đau bụng kinh, chữa kinh nguyệt không đều
5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng phát triển ở một hoặc cả hai buồng trứng. U nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau. Trong khi u nang cơ năng thường không gây ra triệu chứng và tự biến mất trong vòng vài tháng thì những loại u nang khác như u bì hoặc u tuyến có thể phát triển lớn dần, làm xuất hiện đốm máu hoặc âm đạo ra dịch màu hồng hay hồng nhạt cùng nhiều triệu chứng bất thường khác.
6. Quá trình làm tổ của phôi thai
Sự làm tổ là quá trình trứng được được thụ tinh tự “vùi mình” vào nội mạc tử cung để tiếp tục phát triển. Quá trình này xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh và có thể gây chảy máu nhẹ, khiến khí hư có màu hồng.
Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, bị trễ kinh hoặc xuất hiện dịch tiết màu hồng, hãy cân nhắc việc thử thai tại nhà.
Các triệu chứng mang thai sớm khác bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên
- Ốm nghén
- Đau ngực
- Mệt mỏi.
7. Mang thai ngoài tử cung
Có không ít chị em băn khoăn ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì? Bạn có biết mang thai ngoài tử cung có thể là một trong những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo. Nếu máu chảy ít và bị hòa lẫn với dịch âm đạo sẽ khiến khí hư của bạn có màu hồng.
Các triệu chứng khác của mang bầu ngoài tử cung bao gồm:
- Đau nhói ở bụng, vùng chậu, cổ hoặc vai
- Đau vùng chậu một bên
- Chóng mặt
- Ngất xỉu.
Trường hợp vẫn tiếp tục phát triển, thai ngoài tử cung có thể bị vỡ và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi thấy dịch tiết màu hồng hoặc chảy máu âm đạo kèm đau bụng dữ dội một bên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
8. Sẩy thai gây tiết dịch màu hồng
Bộ sản phẩm: Phụ Khang Hằng Thu – Viên đặt và viên uống điều trị Viêm nhiễm phụ khoa,Nấm, tạp khuẩn, trực khuẩn, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, khí hư (huyết trắng bệnh lý), Tắc kinh, đau bụng kinh, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, làm hồng se khít âm đạo, hiếm muộn con cái
Trường hợp thai nhỏ dưới 10 tuần tuổi bị sẩy, sản phụ có thể thấy dịch tiết âm đạo màu hồng lẫn máu hoặc xuất huyết âm đạo. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau vùng bụng dưới
- Mô thai hoặc kinh nguyệt trông như cục máu đông thoát ra ngoài theo đường âm đạo
- Tiết dịch âm đạo màu nâu
- Chóng mặt
- Ngất xỉu.
9. Sản dịch sau sinh
Sản dịch là dịch của âm đạo sau sinh. Trong sản dịch có lẫn máu và các mô niêm mạc trong tử cung. Trong vài ngày đầu, sản dịch có màu đỏ. Thông thường từ ngày thứ 4 trở đi, màu sản dịch sẽ nhạt dần và chuyển sang màu hồng hoặc nâu. Sau ngày 10, dịch tiết âm đạo sẽ có màu vàng hoặc trắng. Lượng sản dịch sẽ ít dần theo thời gian.
Tuy nhiên, nếu lượng sản dịch ngày càng tăng, xuất hiện các cục máu lớn hoặc có mùi lạ, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
10. Khí hư màu hồng do viêm nhiễm vùng kín
Các tình trạng viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… hoặc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) như lậu, chlamydia… có thể gây tiết dịch âm đạo bất thường và làm khí hư có màu hồng.
Nếu không được điều trị, STIs có thể lây lan đến các cơ quan sinh sản, gây viêm vùng chậu và vô sinh.
11. Quan hệ tình dục thô bạo
Việc quan hệ tình dục thô bạo có thể gây ra các vết xước, dẫn đến kích ứng và chảy máu vùng kín nhẹ, khiến dịch tiết âm đạo ra huyết hồng hay ra máu hồng nhạt sau quan hệ. Nếu bạn bị chảy dịch âm đạo màu hồng lẫn máu và cảm giác đau đớn sau khi quan hệ quá mạnh bạo, hãy chú ý chăm sóc cơ thể và kiêng quan hệ một thời gian để các vết xước lành lại.
12. U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trong hoặc xung quanh tử cung. Một trong những dấu hiệu sớm của u xơ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường. Xuất huyết âm đạo nhẹ lẫn với các dịch từ cổ tử cung có thể gây ra khí hư màu hồng.
Các triệu chứng khác của u xơ tử cung có thể bao gồm:
- Đau vùng chậu hoặc đau thắt lưng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Khó đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu.
13. Tiền mãn kinh khiến khí hư có màu hồng
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Trong thời gian này, nồng độ estrogen trong cơ thể có sự thay đổi thất thường. Do đó, bạn có thể thấy khí hư màu hồng hoặc gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Các triệu chứng khác của tiền mãn kinh bao gồm:
- Bốc hỏa
- Khó ngủ
- Khô âm đạo
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
14. Ung thư cổ tử cung
Trong một số trường hợp hiếm gặp, dịch tiết màu hồng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Biểu hiện phổ biến nhất của loại ung thư này là chảy máu bất thường sau quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo trước ngày hành kinh hoặc sau mãn kinh. Máu khi trộn lẫn với các chất dịch khác có thể chuyển thành màu hồng.
Các triệu chứng khác của ung thư giai đoạn muộn bao gồm:
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Đau vùng xương chậu
- Sưng chân
- Khó đi tiểu hoặc đại tiện.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu có thể không biểu hiện triệu chứng. Việc thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ là yếu tố quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Khí hư màu hồng xuất hiện vào khoảng thời gian trước và ngay sau kỳ hành kinh là hiện tượng bình thường và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đi khám nếu gặp phải các trường hợp sau:
- Dịch tiết âm đạo màu hồng xuất hiện ngoài kỳ kinh, kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau vùng kín, chóng mặt…
- Khí hư màu hồng xuất hiện trong thai kỳ, kèm theo đau bụng, chóng mặt và cục máu đông.
- Dịch tiết màu hồng xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh (đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác).
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được các vấn đề có thể khiến khí hư có màu hồng, cũng như trường hợp nào cần đến bệnh viện để kiểm tra. Dịch tiết âm đạo có màu sắc hoặc mùi khác thường đều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy bạn luôn cần theo dõi tình trạng của khí hư và khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
Nàng đã biết bí quyết chăm sóc sức khỏe sinh lý hiệu quả?
Tham gia cộng đồng Sức khỏe phụ nữ hôm nay để chia sẻ kinh nghiệm và tìm sự hỗ trợ từ các chị em khác!