Lông mọc quanh núm vú: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Lông mọc quanh nhũ hoa: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân Lông mọc quanh nhũ hoa cách xử lý an toàn

Lông mọc quanh nhũ hoa không phải là tình trạng hiếm gặp. Những sợi lông “lạc lối” có thể khiến bạn khó chịu, ngượng ngùng. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao lông lại mọc nhiều ở nhũ hoa và cách xử lý chúng gọn gàng nhất nhé.

Gần như toàn bộ cơ thể người được bao phủ bởi lông và các nang lông. Ở một số khu vực, lông có thể mọc rất thưa và mỏng. Tuy nhiên, ở các khu vực khác như chân, tay, lông có thể mọc dày và sẫm màu hơn.

Ở nhiều người, những sợi lông dài, thô có thể mọc ở những vị trí tương đối hiếm gặp như trong tai, trên cằm hoặc quanh núm vú.

Các loại núm vú: Loại núm vú nào của bạn?

Nguyên nhân khiến phụ nữ mọc lông ở nhũ hoa

Mọc lông ở núm vú phụ nữ có thể do nhiều lý do, bao gồm:

Thay đổi hoặc biến động nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Một trong số đó là làm lông mọc quanh nhũ hoa hoặc thay đổi màu sắc lông núm vú.
Hệ thống nội tiết ở nữ giới có những thay đổi đáng kể trong thời kỳ mang thai và mãn kinh. Tuy nhiên, những biến động nhỏ về hormone cũng có thể xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 20 và 30, dẫn đến lông núm vú mọc nhiều lên hoặc trở nên sậm màu hơn trước.

Xem thêm: Phụ Khang Hằng Thu hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ, giảm khô hạn, giúp trẻ hóa và săn chắc làn da, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, điều hòa nội tiết.

Sản xuất hormone nam quá mức

Nồng độ hormone nam, bao gồm cả testosterone trong cơ thể phụ nữ quá cao cũng là nguyên nhân khiến chị em có lông mọc quanh nhũ hoa. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các triệu chứng khác, gồm:

– Da dầu, dễ nổi mụn trứng cá

– Ngừng kinh hoặc vô kinh

– Tăng khối lượng cơ xương

– Rụng tóc

Nếu nghi ngờ bản thân đang có nồng độ nội tiết tố nam quá cao, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để được xét nghiệm và có phương án kiểm soát hiệu quả.

Lông mọc quanh nhũ hoa: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) xảy ra do sự mất cân bằng các hormone sinh sản trong cơ thể phụ nữ. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

– Vô sinh

– Kinh nguyệt không đều

– U nang buồng trứng

– Mọc nhiều lông ở các vị trí bất thường, chẳng hạn như núm vú

Lông mọc quanh nhũ hoa do tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, như testosterone, glucocorticosteroid và một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác có thể khiến lông ở nhũ hoa phát triển.

Hội chứng Cushing

Việc dư thừa cortisol – một hormone glucocorticosteroid trong cơ thể có thể gây ra hội chứng Cushing. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

– Lông, tóc phát triển dài và dày hơn

– Kinh nguyệt bất thường

– Huyết áp cao

– Tích tụ mỡ ở ngực, bụng, sau cổ và vai

– Mặt sưng và đỏ

– Dễ bị bầm tím

– Xuất hiện vết rạn lớn màu tím trên da

– Cánh tay và đùi trở nên yếu ớt

– Giảm ham muốn tình dục

– Tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên phiền muộn

– Mức đường huyết cao

Hội chứng Cushing khá hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu thường là do việc lạm dụng thuốc glucocorticosteroid. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là hậu quả của việc hình thành khối u ở phổi có thể nguyên nhân là do một khối u ở phổi, não hoặc tuyến thượng thận.

Cách xử lý lông mọc quanh nhũ hoa

Phụ nữ có lông ở nhũ hoa thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn muốn giảm hoặc triệt lông trên đầu vú vì mục đích thẩm mỹ.

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp hạn chế lông mọc ở nhũ hoa sau:

Tỉa lông núm vú

Cách xử lý lông mọc quanh nhũ hoa

Đây là phương án ít rủi ro nhất mà bạn có thể thử thực hiện ngay tại nhà. Tìm một cây kéo cỡ nhỏ, chẳng hạn như kéo cắt móng tay. Một tay cầm kéo, tay kia đè lên khu vực xung quanh núm vú để các sợi lông hiện rõ rồi dùng kéo cắt sát da. Lưu ý nhẹ nhàng và cẩn thận để không cắt phải vùng da vú.

Với phương pháp này, lông nhũ hoa sẽ tiếp tục phát triển và mọc dài trở lại, do đó bạn sẽ cần cắt thường xuyên.

Nhổ lông núm vú

Nhổ lông là cách đơn giản nhất để loại bỏ lông mọc ở nhũ hoa. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau đớn vì da xung quanh vùng núm vú rất nhạy cảm.

Để giảm cảm giác khó chịu, bạn hãy nhổ lông ngay sau khi tắm xong. Nước ấm giúp các lỗ chân lông mở to và loại bỏ sợi lông dễ dàng hơn.

Cần lưu ý rằng lông sẽ mọc trở lại sau khi nhổ, đồng thời phương pháp triệt lông này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lông mọc ngược.

Cạo lông nhũ hoa

Giống như việc nhổ lông, bạn sẽ làm tăng nguy cơ lông mọc ngược hoặc nhiễm trùng khi lông mọc trở lại sau khi cạo. Ngoài ra, bạn có thể làm xước vùng da vú nhạy cảm nếu không thực hiện cẩn thận.

Waxing để giảm lông mọc ở nhũ hoa

Bạn có thể waxing để tẩy lông mọc quanh nhũ hoa. Tuy nhiên, thay vì wax tại nhà, bạn nên đến các trung tâm thẩm mỹ chuyên nghiệp để tẩy lông, vì phương pháp này có thể gây đau đớn và tổn thương cho da. Hơn nữa, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng và lông mọc ngược.

Tẩy lông bằng laser hoặc điện phân

Cả hai phương pháp điều trị này đều có thể giúp bạn làm chậm hoặc giảm sự phát triển của lông quanh đầu ti. Tuy nhiên, chúng khá đắt đỏ và cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu thẩm mỹ.

Điều trị nội tiết tố

Nếu sự mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân khiến phụ nữ có lông ở nhũ hoa, bác sĩ có thể kê đơn để điều trị tình trạng này hoặc điều chỉnh liều lượng các loại thuốc đang sử dụng để khôi phục sự cân bằng nội tiết tố.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng kem tẩy lông để loại bỏ lông mọc ở núm vú vì phương pháp này có thể gây kích ứng và tổn thương vùng da nhạy cảm.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Lông mọc quanh nhũ hoa: Khi nào cần đi khám

Lông mọc quanh nhũ hoa là tình trạng khá phổ biến và thường không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Tại phòng khám, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để hỗ trợ việc chẩn đoán. Nếu phát hiện bạn mắc các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và kê đơn thuốc để giúp bạn kiểm soát bệnh tình của mình.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ lông mọc quanh nhũ hoa là do đâu và làm sao để giải quyết chúng. Núm vú phụ nữ là khu vực nhạy cảm. Do đó, trước khi quyết định tác động đến bộ phận này, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây tổn thương và kích ứng ở nhũ hoa.

Bộ sản phẩm: Phụ Khang Hằng Thu – Viên đặt và viên uống điều trị Viêm nhiễm phụ khoa. Nấm, tạp khuẩn, trực khuẩn, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, khí hư (huyết trắng bệnh lý). Tắc kinh, đau bụng kinh, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, làm hồng se khít âm đạo, hiếm muộn con cái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo